Với mỗi loại thép khác nhau thì đều sẽ có một khối lượng riêng nhất định và cũng sẽ có những công dụng khác nhau. Và đối với một số công trình đặc biệt mang tính đặc thù thì có một số loại vật liệu yêu cầu tính đúng khối lượng riêng của nó. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách dùng khối lượng riêng thép tấm để tính trọng lượng chính xác và đơn giản nhất.
Cách dùng khối lượng riêng thép tấm để tính trọng lượng
Cũng giống như cách tính khối lượng của thép tròn, thép hộp, thép hình … Cách tính trọng lượng riêng của thép tấm khá là đơn giản và có công thức tính chính xác, nên bạn hoàn toàn có thể tự tính theo công thức ngay dưới đây hoặc cũng có thể dùng bảng tra đã được tính sẵn từ trước.
Cách tính trọng lượng riêng của thép tấm đơn giản bằng công thức (nếu bạn muốn tự tính nhanh và dùng ngay lập tức thì phải thuộc và ghi nhớ nó). Công thức tính trọng lượng, khối lượng riêng của thép tấm cụ thể là:
M (kg) = T (mm) * R (mm) * Chiều dài D(mm) * 7.85 (g/cm³)
Trong đó,
- M: là trọng lượng thép tấm (đơn vị là Kg)
- T: là độ dày của tấm thép (có đơn vị mm).
- R: là chiều rộng hoặc là khổ rộng của tấm thép (có đơn vị mm). Khổ rộng tiêu chuẩn có thép thông thường là: 1,250 mm, 1500mm, 2000mm, 2,030 mm, 2,500 mm.
- D: là chiều dài của thép tấm (có đơn vị mm). Chiều dài tiêu chuẩn thông thường sẽ thường rơi vào khoảng: 6,000 mm, 12,000 mm (có thể cắt theo yêu cầu riêng của mỗi khách hàng).
Trong thực tế khi thi công, nếu bạn tìm hiểu hoặc mua thép tấm thì các đơn vị hoặc nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn bảng tra quy cách, kích thước và trọng lượng thép tấm chi tiết cho bạn. Vì vậy, bạn cũng không nhất thiết phải nhớ công thức này và phải tự tính trọng lượng, khối lượng riêng thép tấm để làm gì vì nó hơi mất thời gian.
Tuy nhiên đối với các bạn sinh viên, các kỹ sư cần về chuyên môn, … những bạn học chuyên ngành thiết kế kết cấu công trình thi công và xây dựng thì cần biết và sử dụng thành thạo công thức, cách tính trọng lượng riêng của thép tấm này.
Ví dụ để làm rõ hơn:
Để có thể tính được trọng lượng của thép tấm có SS400, dày 3mm, rộng 1,500 mm và chiều dài 6,000 mm, thì ta áp dụng công thức như sau:
M (kg) = T (mm) * R (mm) * Chiều dài D(mm) * 7.85 (g/cm³).
Theo dữ liệu đề bài ta có: T = 3 mm = 0,3 cm; R = 1,500 mm = 150 cm, D = 6,000 mm = 600 cm
Suy ra M = 0,3*150*600*7,85 = 211,950 g = 221,95 kg
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn một vài công thức khác để bạn có thêm nhiều thông tin hơn về các loại thép liên quan.
Công thức tính dùng để tính trọng lượng riêng của thép ống
Trọng lượng thép ống (đơn vị kg) = {0.00246615 x (Độ dày (mm) x (Đường kính ngoài (mm) – Độ dày (mm))} x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (mm).
Công thức dùng để tính trọng lượng thép hộp vuông
Trọng lượng thép hộp vuông sẽ (kg) = [4 x Độ dày (mm) x Cạnh (mm) – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85(g/cm3) x 0.001 x Chiều dài (m).
Trọng lượng thép hộp chữ nhật sẽ được tính bởi công thức như sau:
Trọng lượng thép hộp chữ nhật (kg) = [2 x Độ dày (mm) x {Cạnh 1(mm) +Cạnh 2(mm)} – 4 x Độ dày(mm) x Độ dày (mm)] x 7.85 (g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).
Để tính được trọng lượng thanh la thì có thể áp dụng công thức như sau
Trọng lượng thanh la (kg) = 0.001 x Chiều rộng (mm) x Độ dày (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài(m).
Đối với việc tính trọng lượng cây đặc vuông thì sử dụng công thức
Trọng lượng thép đặc vuông(kg) = 0.0007854 x Đường kính ngoài của cây (mm) x Đường kính ngoài (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (m).
Bảng tra trọng lượng thép tấm cụ thể và chi tiết nhất
Bảng quy cách và trọng lượng thép tấm phổ biên
- Với T là độ dày
- R là khổ rộng
- D là chiều dài
Kích Thước: T*R*D (mm) | Tiêu Chuẩn | Trọng Lượng (Kg/tấm) |
2*1250*2500 | SS400 – TQ | 49,06 |
3*1500*6000 | SS400 – TQ | 211,95 |
4*1500*6000 | SS400 – Nga | 282,6 |
4*1500*6000 | SEA1010 – Arap | 353,3 |
5*1500*6000 K | SS400 – Nga | 353,25 |
6*1500*6000 | SS400 – TQ | 423,9 |
6*1500*6000 | SS400 – Nga | 423,9 |
6*1500*6000 K | SS400 – Nga | 423,9 |
6*1500*6000 | CT3 – KMK | 423,9 |
6*1500*6000 | CT3 – DMZ | 423,9 |
8*1500*6000 | CT3 – KMK | 565,2 |
8*1500*6000 | SS400 – Nga | 565,2 |
8*1500*6000 K | SS400 – Nga | 565,2 |
8*1500*6000 | CT3 – DMZ | 565,2 |
8*1500*6000 | SS400 – TQ | 565,2 |
Bảng trọng lượng thép tấm có độ dày 10 mm, 12 mm, 14 mm
Kích Thước: T*R*D (mm) | Tiêu Chuẩn | Trọng Lượng (Kg/tấm) |
10*1500*6000 | SS400 – TQ | 706,5 |
10*1500*6000 | SS400 – Nga | 706,5 |
10*1500*6000 K | SS400 – Nga | 706,5 |
10*1500*6000 | CT3 – KMK | 706,5 |
10*1500*6000 | CT3 – DMZ | 706,5 |
12*1500*6000 | SS400 – TQ | 847,8 |
12*1500*6000 | CT3 – DMZ | 847,8 |
14*2000*6000 | SS400 – TQ | 1318,8 |
14*2000*12000 | SS400 – NB | 989,1 |
14*1500*6000 | SS400 – TQ | 989,1 |
Bảng tra trọng lượng thép tấm có độ dày là 16mm, 18mm, 20mm, 25mm
Kích Thước: T*R*D (mm) | Tiêu Chuẩn | Trọng Lượng (Kg/tấm) |
16*1500*6000 | SS400 – Nga | 1130,4 |
16*2000*12000 | SS400 – TQ | 3014,4 |
16*2030*6000 | SS400 – TQ | 3059,6 |
16*2030*12000 | SS400 – TQ | 3059,61 |
16*2000*12000 | SS400 – NB | 3014,4 |
18*2000*12000 | SS400 – NB | 3391,2 |
20*2000*12000 | SS400 – TQ | 3768 |
20*2500*12000 | SS400 – TQ | 4710 |
22*2000*6000 | SS400 – TQ | 2072,4 |
25*2500*12000 | SS400 – TQ | 5887,5 |
Kết luận
Như vậy, bài viết này chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về cách dùng khối lượng riêng thép tấm để tính trọng lượng cùng với bảng quy đổi để bạn có thể dễ dàng có đáp án mà không mất nhiều công tính toán. Hi vọng rằng bạn sẽ có thể áp dụng được chính xác để tính toán được khối lượng vật tư cần sử dụng.