THE MATRIX ONE MỄ TRÌ

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chi phí đầu tư cho xây dựng là một chi phí vô cùng thiết yếu để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc và đưa vào sử dụng. Vậy đâu là hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình?

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một trong những bước quan trọng

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Dự thảo Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm nghèo bền vững và chương mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp.

Theo Dự thảo đề ra, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu đầu tư và đạt được hiệu quả dự án đã được phê duyệt từ trước. Phần quản lý này thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia mới cần phải phù hợp với mục tiêu của chương trình, quy mô thực hiện dự án và ngân sách của địa phương.

Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng và đủ cho từng dự án, công trình, các gói thầu xây dựng, đạt chuẩn so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, với điều kiện xây dựng và kế hoạch thực hiện. Việc thiết kế và tiến hành thi công xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mặt xây dựng. Để đảm bảo tính minh bạch thì sẽ khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác xây dựng, giám sát thi công.  Ưu tiên việc sử dụng thiết kế mẫu, sử dụng vật liệu, nhân công, nhà máy tại địa phương  cần đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và giành ra tối đa nguồn kinh phí cho công tác xây dựng công trình.

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Dự toán xây dựng sẽ được bao gồm

Chi phí xây dựng trong dự toán được lập cho các công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, các bộ phận, phần việc, công tác của công trình hoặc của hạng mục công trình. Chi phí xây dựng công trình và các công tác khác bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập thuế tính trước và VAT, tất cả dựa theo Bộ Xây dựng ban hành.

Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình sẽ được chủ đầu tư căn cứ vào tính chất, điều kiện đặc thù của công trình và nó sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp  đối với phần khối lượng do dân tự làm sử dụng (bao gồm: nhân công, vật tư, vật được liệu khai thác tại chỗ, kinh phí đóng góp của dân…) tất cả sẽ được lập dự toán riêng và không tính thu nhập chịu trước thuế và VAT trong dự toán.

Tính chi phí thiết bị trong phần hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây

Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chi phí quản lý dự án sẽ được xác định bằng 3,454%  tổng giá trị chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có VAT) của công trình trong Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được duyệt.

Trường hợp phải thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thì chi phí hoạt động được tính sẽ không quá 1% của chi phí xây dựng dựa theo cơ sở lập dự toán. Nguồn kinh phí trích từ nguồn chi phí quản lý dự án (chưa VAT) trong chi phí đầu tư xây dựng được duyệt, nhưng không được thấp hơn 10 triệu đồng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm chi phí lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật (hoặc Hồ sơ xây dựng một công trình),  Mức chi phí để lập nên Báo cáo kinh tế – kỹ thuật được tính bằng 3,125 (%) của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa VAT) dự kiến theo suất vốn đã đầu tư hoặc là chi phí các dự án có tính chất, quy mô tương tự đã, đang thực hiện, và không thấp hơn 5 triệu đồng. Đối với  Báo cáo kinh tế – kỹ thuật có sử dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì chi phí lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật được tính theo mức nói trên và nhân với hệ số điều chỉnh là 0,8 và không thấp hơn 5 triệu đồng.

Chi phí về các khảo sát xây dựng như khả sát địa chất công trình; lấy mẫu thí nghiệm về đất, đá; đo lường để vẽ bản đồ hiện trạng khu vực xây dựng sẽ được xác định bằng cách lập những  dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Xây dựng được chỉ dẫn,  xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

Chi phí cho việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho thi công xây dựng sẽ được tính bằng 0,433% của chi phí xây dựng  và không  được thấp hơn 2 triệu đồng. Chi phí để lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu để mua sắm vật tư, thiết bị được tính bằng 0,326% của chi phí thiết bị, không thấp hơn 1 triệu đồng. Trong đó, chi phí lập hồ sơ mời thầu sẽ là 45%, đánh giá hồ sơ dự thầu là 55%.

Các chi phí để thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng sẽ được tính bằng 3,208% của chi phí xây dựng (chưa có VAT) trong chi phí đầu tư xây dựng đã được duyệt, không thấp hơn 20 triệu đồng. Chi phí tư vấn giám sát việc lắp đặt thiết bị công trình bằng 0,846% của chi phí thiết bị (chưa VAT) trong chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt, và không  thấp hơn 5 triệu đồng.

Nếu như trong quá trình thực hiện mà phát sinh chi phí cho các công việc khác thì Chủ đầu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về dự toán các chi phí này. Đối với một số các khoản chi phí chưa xác định được ngay từ đầu thì có thể thì tạm tính ở phần dự toán xây dựng công trình để dự trù kinh phí.

Chi phí dự phòng là một khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh được tính tối đa bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng và toàn bộ chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Hi vọng thông qua bài viết này thì các bạn sẽ có thêm thông tin về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình để tiến hành quản lý và đảm bảo nguồn lực kinh phí.

 

Đăng ký, nhận tư vấn

Nhận tư vấn giá mua, bán, cho thuê mặt mặt bằng kinh doanh, thủ tục pháp lý,...