Cách tính toán các chi phí xây nhà 2 tầng 100m2
Để giúp đơn giản và có cái nhìn tổng quát về các chi phí cần thiết cho căn nhà của mình, bạn chỉ cần tính toán diện tích cần xây dựng rồi lấy diện tích xây dựng ấy nhân với đơn giá xây dựng là sẽ cho ra kết quả . Đây chính là cách tính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì đa số khách hàng đều quan tâm đến chi phí xây dựng tính trên mỗi m2. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng 100m2 phổ biến nhé!
Cách tính toán
Tổng diện tích sàn cần xây dựng chính là tổng diện tích của tất cả các tầng cộng lại, bao gồm tầng hầm, tầng kỹ thuật, tầng nửa tầng hầm, và tầng mái. Vậy tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Các loại diện tích khác (phần mái, móng, tầng hầm, sân, …)
Móng
Móng nhà chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, nằm dưới cùng chống đỡ cho công trình xây dựng, cũng chính là bộ phận quyết định cho sự bền vững, kiên cố và là nền tảng giúp nâng đỡ cả công trình. Móng gồm có nhiều loại (móng bè, móng đơn, móng cọc hay móng băng ), tuỳ thuộc vào chiều cao, tải trọng của công trình bên trên cùng với tính chất các tầng đất của công trình mà người kỹ sư sẽ quyết định, tính toán rồi sử dụng loại móng an toàn và phù hợp.
- Móng băng : tính khoảng 50% tổng diện tích tầng trệt.
- Móng bè : tính khoảng 80% tổng diện tích tầng trệt.
- Móng cọc: tính khoảng 20-40% tổng diện tích tầng trệt.
- Móng đơn: tính như trong đơn giá xây dựng.
Tầng
- Tầng 1 : chiếm 100% diện tích xây dựng
- Các tầng phía trên : chiếm 100% diện tích xây dựng/tầng, có bao nhiêu tầng thì nhân lên từng đó
Mái
- Mái tôn tính chiếm khoảng 30% tổng diện tích
- Mái bê tông cốt thép tính chiếm khoảng 50% tổng diện tích
- Mái ngói vì có kèo sắt tính khoảng 70% tổng diện tích nghiêng của mái
- Mái ngói BTCT tính khoảng 100% tổng diện tích nghiêng của mái
Sân cùng một vài lưu ý khác
- Phần sân > 40m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng và lát gạch nền: 50% diện tích
- Phần sân < 40m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng và lát gạch nền: 70% diện tích
- Phần sân < 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào và lát gạch nền: 100% diện tích
- Khu vực cầu thang tính khoảng 100% diện tích.
Đơn giá mỗi mét vuông để xây nhà 2 tầng 100m2
Đơn giá xây dựng được đưa ra bởi bên phía nhà thầu chịu trách nhiệm xây dựng đưa ra cho bạn, muốn biết được đơn giá đó bạn có thể liên hệ với một số nhà thầu để biết và so sánh được các mức giá xây dựng với nhau rồi từ đó lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Tùy vào vị trí địa lý cũng như tùy từng nhà thầu xây dựng mà mức giá sẽ khác nhau.
Đơn giá xây dựng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như vị trí xây dựng (xây dựng ở thành thị hay nông thôn, ở mặt đường hay trong ngõ ngách…), chất lượng các nguyên vật liệu (vật tư tốt, trung bình hay khá ), thời điểm, thời tiết xây dựng (tại mùa mưa hay là mùa khô)… sẽ có những sự chênh lệch ít nhiều. Hiện nay, đơn giá xây dựng có thể được chia thành 2 loại:
- Đơn giá xây dựng nguyên phần thô (chủ đầu tư sẽ phân chia, khoán các hạng mục công việc cần làm cho nhà thầu) + nhân công cần thiết để hoàn thiện: mức giá sẽ dao động từ 3,2 – 3,5 triệu/m2 tùy theo các nhà thầu.
- Đơn giá cho việc xây dựng trọn gói (chìa khóa trao tay nhà thầu -mức tiền được tính toán dựa trên khối lượng công việc): dao động từ 5 – 6 triệu/m2 tùy theo các nhà thầu.
Vậy chi phí để xây nhà 2 tầng 100m2 là bao nhiêu?
Tính tổng diện tích xây dựng:
DIện tích phần Móng = 100m2 x 50% = 50m2
Diện tích Tầng 1 = 100m2 x 100% = 100m2
Diện tích Tầng 2 = 100m2 x 100% = 100m2
Diện tích phần mái bê tông cốt thép = 100m2 x 50% = 50m2
Vậy tổng diện tích sàn cần xây dựng sẽ là: 50 + 100 + 100 + 50 = 300m2
Nhân diện tích với đơn giá
Chi phí xây dựng nguyên phần thô: 300m2 x 3.200.000 = 960.000.000 vnđ
Chi phí xây dựng trọn gói: 300m2 x 5.000.000 = 1.500.000.000 vnđ
Như vậy, chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 mà bạn cần bỏ ra là 1,5 tỷ đồng. Thay vì cần phải tự mình làm tất cả từ việc lên kế hoạch đến sắp xếp công việc cũng như xin giấy phép xây dựng, so sánh đơn giá, dự toán chi phí, tìm kiếm vật liệu, giám sát tiến độ thi công… bạn chỉ cần đưa ra ý tưởng về căn nhà mình yêu thích và chờ đợi cho đến khi hoàn thành công trình rồi dọn về nhà mới để ở – thật đơn giản và dễ dàng đúng không nào?